Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đà Nẵng đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng của dịch thuật Đà Nẵng Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Q. Hải Châu, Đà NẵngHotline: 0947.688.883 – 0963.918.438Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Hỏi địa chỉ dịch thuật công chứng Bình dương để dịch thuật hồ sơ

Hỏi: E cần dịch thuật công chứng hồ sơ đi nước ngoài, xin hỏi ở Bình Dương địa chỉ dịch thuật công chứng Bình Dương nào uy tính và ở đâu ạ?

Đáp: Công ty dịch thuật Bình Dương tại Điạ chỉ 123 Lê Trọng Tấn, DĨ An, Bình Dương là đơn vịchuyên hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật công chứng Bình Dương trên 50 ngôn ngữ từ 60 ngành nghề khác nhau. Với phương châm hoạt động luôn mong muốn được mang đến sự hài lòng dành cho quý khách hàng, đến nay Công ty dịch thuật Bình Dương đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực dịch thuật tại Việt Nam nói riêng và là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật tại Bình Dương Hàng Đầu nói riêng.

Sở hữu đội ngũ nhân viên dịch thuật có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn cao chúng tôi sẽ giúp quý khách có thể hoàn thành tốt tất cả công việc, văn bản mà mình cần một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Đặc biệt theo kết quả khảo sát mà chúng tôi đã nhận được từ các khách hàng đã từng hợp tác với Sao Kim Cương đều tỏ ra hài lòng về chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và giá cả mà chúng tôi mang đến

Hiện nay công ty dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương đang cung cấp một số dịch vụ sau:

- Dịch thuật 50 ngôn ngữ như: Anh, Afghanistan (Ba tư), Ả Rập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan, Pháp, Hà Lan, Malaysia (Mã lai), Bungari, Hunggari, Khmer (Campuchia), Lào, Thái Lan, Croatia, Đan Mạch, Đông Timor, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hy Lạp, Iceland, Indonesia, Ca-dắc-xtan, Kenya, Romania, Mông Cổ, Myanmar, Na Uy, Nepal, Nga, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thụy Sĩ, Philippines, Cộng Hòa Séc, Singapore, Hán Nôm, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Triều Tiên, Trung Quốc, Latinh, Ấn Độ, …

- Chèn phụ đề và lồng tiếng.

- Đổi giấy phép lái xe nước ngoài.

- Phiên dịch đa ngôn ngữ.

- Sao y bản chính, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự chuyên nghiệp.

Tất cả các dịch vụ của chúng tôi đều có sự đầu tư về chất lượng và dịch vụ do đó quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn Công ty dịch thuật Bình Dương mỗi khi có nhu cầu dịch thuật ngôn ngữ trên tất cả các loại giấy tờ, hợp đồng, công văn... Đến với chúng tôi quý khách hoàn toàn có thể tin tưởng để gửi gắm công việc của mình và nhận được kết quả tốt nhất bởi hơn ai hết chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết.

Với những lợi ích nêu trên hoàn toàn là những lý do thuyết phục giúp quý khách hàng lựa chọn Công ty dịch thuật Bình Dương là đối tác dịch thuật đáng tin cậy dành cho mình. Với tất cả những cố gắng không ngừng trong suốt quá trình hoạt động chúng tôi sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi đã tin tưởng khi đã lựa chọn dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương.

Gửi cho chúng tôi dự án của bạn ngay hôm nay !

Hotline: 0947.688.883 – 0988.598.386

Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Nhiều quốc gia vẫn mở cửa trường học

Tại Thuỵ Điển , trẻ em tiếp tục đến trường, cửa hiệu mở cửa, người dân không phải hạn chế đi lại. "Tôi không thể hiểu quyết định của chính phủ. Họ còn chờ điều gì mà chưa đóng cửa trường học cơ chứ?", Theodora Papadimitropoulou, sống tại thủ đô Stockholm nói. Chị là một trong hàng trăm nghìn phụ huynh kêu gọi chính phủ đóng cửa trường học toàn quốc để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Phản hồi ý kiến của phụ huynh, Cục Y tế Công cộng Thuỵ Điển cho biết cha mẹ ở nhà trông con là tình huống chưa từng có và việc đóng cửa trường học có thể mang lại nhiều hậu quả hơn ích lợi.

Johan Giesecke, nhà dịch tễ học tại Cục Y tế Công cộng, đánh giá hầu hết biện pháp đang áp dụng khắp châu Âu như đóng cửa trường học là thiếu nền tảng khoa học. Quyết định này có thể khiến Thuỵ Điển mất đi 1/4 lực lượng lao động, đặc biệt trong y tế. Trong thời gian nghỉ học, học sinh có thể đi chơi, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm, hoặc ông bà trông cháu có thể đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh.

Đến 28/3, Thuỵ Điển ghi nhận 3.447 ca nhiễm nCoV, trong đó 102 người chết.

Tại Singapore , các quan chức cho rằng trẻ em không dễ nhiễm nCoV, nếu nhiễm cũng không bị nặng. Nếu học sinh nghỉ học, phụ huynh sẽ phải ở nhà trông con, dẫn đến không được trả lương, thậm chí mất việc và ảnh hưởng dịch công chứng đến hoạt động kinh tế, xã hội. Vì thế trường học tại quốc đảo này vẫn hoạt động bình thường.

Quyết định duy trì hoạt động của trường học đã gây ra làn sóng tranh cãi khi ngày 26/3 trường mầm non Sparkletots thuộc trung tâm cộng đồng PCF ở Fengshan ghi nhận 20 ca nhiễm. Trong đó, 15 ca là nhân viên nhà trường, 5 ca là người thân của hiệu trưởng. Tất cả trẻ và nhân viên nhà trường được Bộ Y tế cách ly.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Ngày 27/3, Chính phủ Singapore quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học một ngày mỗi tuần bắt đầu từ tháng 4 như một động thái nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan tại trường học. Thay vì đi học năm ngày trong tuần như bình thường, học sinh Singapore sẽ đi học bốn ngày.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng không nên đóng cửa trường học toàn quốc. "Tôi nghĩ người dân nên xem các trường học như thành phần riêng lẻ. Nếu trường nào có nguy cơ bùng phát dịch, chúng tôi sẽ đóng cửa trường đó nhưng không phải toàn quốc", Thủ tướng nói.

Đến 28/3, Singapore ghi nhận 802 ca nhiễm nCoV, 2 người chết.

Tại Australia , từ ngày 22/3, Chính phủ ra lệnh dừng hoạt động tập trung đông người như quán bar, rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm, dừng tổ chức đám cưới, thậm chí là tang lễ. Tuy nhiên, các trường học vẫn hoạt động bình thường.

Ông Paul Kelly, Phó giám đốc Y tế Australia, cho rằng việc đóng cửa trường học không có tác dụng ngăn chặn Covid-19 như cấm hoạt động tập trung đông người khác. Quyết định này có thể gây áp lực lên hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe vì ước tính 30% nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch phải ở nhà trông con.

Trong khi đó, một số trường học tại Australia đang rơi vào tình cảnh thiếu hụt thiết bị, sản phẩm vệ sinh. Giáo viên e ngại học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp có thể là nguồn lây nhiễm virus.

"Tất cả nhân viên nhà trường đều lo lắng. Giáo viên đeo găng tay và rửa tay liên tục. Trường học nên được đóng cửa", Lea Lockwood, giáo viên dạy tiếng Anh tại thị trấn Bendigo, nói và cho hay Hội Liên minh Giáo viên các địa phương đang đề nghị Thủ tướng ra quyết định đóng cửa trường học trước khi quá muộn.

Đến 28/3, Australia ghi nhận 3.635 người nhiễm nCoV, trong đó 14 người chết.

Theo UNESCO, để phòng Covid-19, 162 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đóng cửa trường học, làm gián đoạn học tập của hơn 1,7 tỷ học sinh , sinh viên.

Tú Anh (Theo Bloomberg, Reuters )

Vết bùn ở ống quần tố cáo lời nói dối của cô vợ

Khi chạy tới nơi, Doug thấy người phụ nữ hét lên "sao anh không mặc áo khoác?" rồi gục khóc bên người đàn ông nằm trên mặt đất. Ánh mắt của Doug dừng lại tại vết máu đang loang rộng trên ngực người đàn ông. "Lại một người nữa chết vì đạn lạc trong lúc săn", Doug nghĩ.

Sau khi xác nhận nạn nhân đã không thể cứu chữa, Doug gọi 911 báo tin và chờ đồng nghiệp tới nơi. Hôm đó là ngày 15/10/1995.

Một lúc sau, cảnh sát xuất hiện tại hiện trường thuộc Vườn quốc gia Uncompahgre thuộc bang Colorado. Qua tìm hiểu, cảnh sát xác định nạn nhân là Bruce Dodson (48 tuổi), người phụ nữ khóc là Janice Dodson, vợ của Bruce.

Khi được lấy lời khai, Janice Dodson kể chồng rời trang trại, mang súng đi săn hươu. Một lúc lâu không thấy chồng quay lại, cô đi tìm và phát hiện sự việc.

Vì sự việc xảy ra trong mùa săn bắn tại vườn quốc gia, cảnh sát cũng như Doug cho rằng nguyên nhân do đạn lạc. Thông thường, vì lý do an toàn, người đi săn phải mặc áo khoác phản quang màu da cam để tránh bị thợ săn khác nhầm tưởng thành thú rừng, nhưng không hiểu vì lý do gì, Bruce đã cởi áo ra và bỏ bên người. Cảnh sát sẵn sàng đóng hồ sơ và kết luận đây là vụ tai nạn.

Nhưng biên bản giải phẫu vào ngày hôm sau khiến cảnh sát dẹp bỏ khả năng đạn lạc. Theo biên bản, Bruce đã trúng ba phát đạn được bắn từ xa. Từ vị trí Bruce trúng đạn, điều tra viên nhận định viên đạn đầu tiên xuyên qua chiếc áo phản quang và sượt lưng Bruce. Điều này có thể đã khiến Bruce cởi và vẫy áo phản quang để ra hiệu.

Viên đạn đầu tiên chỉ sượt qua lưng Bruce. Ảnh: Filmrise.

Viên đạn đầu tiên chỉ sượt qua lưng Bruce. Ảnh: Filmrise.

Viên đạn thứ hai bắn xuyên ngực và thoát ra dưới tay phải, có thể đã khiến nạn nhân ngã ra đất và cố gắng bò tới nơi an toàn. Viên đạn cuối cùng, cũng là phát súng chí mạng, đi từ sau lưng và găm vào phổi Bruce.

Kết quả giải phẫu khiến cảnh sát bắt đầu điều tra theo hướng án mạng. Quay lại hiện trường, cảnh sát phát hiện một lỗ đạn trên cọc hàng rào gần nơi Bruce ngã xuống.

Để xác định quỹ đạo viên đạn, cảnh sát dùng dây nối từ độ cao của vết thương luồn qua lỗ trên cọc, từ đó tìm được đầu đạn xuyên qua người nạn nhân và găm vào đất. Tiếp tục lần theo dây, cảnh sát phát hiện bụi cây cách cọc 100 m rất có thể là nơi ẩn náu của xạ thủ vì tại đây có vỏ đạn. Trong nhà hai vợ chồng Bruce, cảnh sát không tìm thấy bất cứ khẩu súng nào có thể bắn cỡ đạn này.

Bruce và Janice mới kết hôn được ba tháng. Đây là cuộc hôn nhân đầu của Bruce nhưng là lần hai của Janice. Trước đó, cô ly hôn J.C. Lee sau 25 năm chung sống vì phát hiện người này qua lại với bạn của con gái.

Trùng hợp, cảnh sát được biết Lee hôm đó cũng đi săn ở vườn quốc gia và cắm trại cách trại của hai vợ chồng Bruce chỉ khoảng 1,2 km, trong khi thông thường thợ săn sẽ cố gắng dựng trại cách xa nhau. Cảnh sát nhận định có thể Lee ghen tức nên đã lập mưu giết chồng mới của Janice.

Làm việc với cảnh sát, Lee cho biết có sở hữu khẩu trường dùng cỡ đạn tại hiện trường nhưng đã bị người vào trong lều trại trộm mất hôm trước hôm xảy ra sự việc. Lee nói tên trộm còn lấy đi một vài viên đạn nhãn hiệu Nosler - trùng với nhãn hiệu của viên đạn tìm thấy tại hiện trường.

Tuy nhiên, cảnh sát phải loại Lee khỏi diện tình nghi vì bạn gái và sếp của anh ta làm chứng rằng thời điểm xảy ra vụ nổ súng, ba người vẫn ở cạnh nhau.

Cảnh sát chuyển hướng điều tra sang Janice khi họ biết sau đám tang chồng, chị ta gần như thay đổi 180 độ: vứt đồ đạc của Bruce, bán chó và ngựa chồng nuôi cho người khác, tháo tên chồng khỏi địa chỉ nhà riêng,... Giấy tờ tại vườn quốc gia cho biết vài tuần trước khi sự việc xảy ra, Janice từng tới đây cắm trại một mình.

Vị trí cắm trại của các bên. Ảnh: Filmrise.

Vị trí cắm trại của các bên. Ảnh: Filmrise.

Một tháng sau sự việc, cảnh sát được Janice cho biết chị ta sẽ tới nhà em họ chơi để quên nỗi buồn, nhưng sau đó họ phát hiện thẻ tín dụng của Janice được dùng để thanh toán tại sòng bài. Trong lúc điều tra về hoạt động thẻ tín dụng, cảnh sát còn được biết chị ta sẽ thụ hưởng gần nửa triệu USD tiền bảo hiểm nhân thọ nếu Bruce bị tai nạn chết.

Nghi ngờ của cảnh sát với Janice ngày càng tăng khi hơn một năm sau khi chồng hai mất, Janice lấy người chồng thứ ba. Sau ngày cưới không lâu, Janice trở thành người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá 100.000 USD nếu chồng chết.

Tuy vậy, cảnh sát không thể tìm được bằng chứng liên kết Janice với vụ án. Dù nhiều lần mở cuộc rà soát hiện trường có sự hỗ trợ của thiết bị dò kim loại, cảnh sát cũng không tìm được khẩu súng trường được dùng làm hung khí. Quá trình điều tra cũng gặp khó khăn vì khu vực vườn quốc gia bị tuyết bao phủ trong 6 tháng mỗi năm. Ba năm trôi qua kể từ khi sự việc xảy ra, cuộc điều tra vẫn không có bước đột phá.

Trong đợt tìm kiếm cuối cùng vào năm 1998, cảnh sát và chuyên gia thuộc tổ chức tư vấn sục sạo ao nước nhân tạo đằng sau trại của Lee để tìm hung khí. Chuyên gia chỉ ra rằng thật lạ khi thấy bờ ao tại đây được đắp bằng loại bùn bentonite để ngăn nước ngấm hết vào đất.

Câu nói của chuyên gia khiến cảnh sát đột nhiên nhớ ra ngay sau sự việc, Janice phải thay quần và giày dính bùn, hai món đồ này tới nay vẫn ở trong kho chứng cứ. Trong lúc lấy lời khai năm 1995, Janice giải thích đã bước vào bãi lầy gần trên đường về trại nhà mình vào sáng hôm xảy ra sự việc nên quần và ủng dính bùn.

Cảnh sát liền lấy mẫu bùn từ bãi lầy gần đường về trại của Janice, từ ao nước nhân tạo sau trại của Lee, cũng như từ các ao hồ đầm khác trong vườn quốc gia và gửi tới phòng giám định. Kết quả giám định cho thấy bùn khô dính trên quần của Janice có chứa bùn bentonite với thành phần (gồm khoáng chất và kim loại) giống mẫu bùn lấy từ ao nước sau trại của Lee. Trong khi đó, mẫu vật này không trùng khớp với mẫu bùn từ bãi lầy gần trại của Janice hoặc với bất cứ hồ ao đầm nào khác trong vườn quốc gia.

Quần và giày của Janice được lưu giữ trong kho chứng cứ suốt ba năm. Ảnh: Filmrise.

Quần và giày của Janice được lưu giữ trong kho chứng cứ suốt ba năm. Ảnh: Filmrise.

Với chứng cứ trên, cảnh sát cho rằng có thể chứng minh Janice chắc chắn đã lội qua dịch công chứng ao nước đằng sau trại của chồng cũ, trùng hợp với việc chồng cũ mất súng. Cảnh sát lập tức bắt Janice và khởi về tội Giết người .

Công tố viên cáo buộc Janice đã lên kế hoạch giết Bruce và đổ tội cho chồng cũ với động cơ tài chính. Sau 25 năm đi săn cùng nhau, Janice biết địa điểm chồng cũ cắm trại hàng năm nên đã chọn hạ trại gần đó. Tước ngày gây án, Janice mò sang trại chồng cũ cách đó khoảng 1,2 km, chọn lối đi qua ao nước nhân tạo sau trại để không bị phát hiện rồi lẻn vào ăn trộm khẩu súng trường.

Sáng hôm sau, Janice mang khẩu súng đi săn một mình, ẩn nấp chờ Bruce đi qua để gây án. Vì đang là mùa săn bắn nên tiếng súng không đánh động mọi người, Janice có đủ thời gian để phi tang hung khí rồi mới gọi trợ giúp.

5 năm sau vụ án mạng, Janice bị kết tội Giết người và lãnh án chung thân không ân xá.

Quốc Đạt (Theo ABC News, Forensic Geology )

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục - VnExpress
×
Chủ nhật, 29/3/2020, 01:37 (GMT+7)

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục

James B. Stewart, nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu đã sống sót, thậm chí giàu lên qua 4 lần thị trường sập, lại không chuẩn bị được gì cho lần này.

James B. Stewart là cây bút bình luận trên New York Times. Ông hiện là giáo sư báo chí kinh doanh tại Đại học Columbia (Mỹ) và đã viết 9 cuốn sách. Năm 1988, ông được trao giải Pulitzer về báo chí giải thích.

Stewart còn là nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu với 40 năm kinh nghiệm. Trên New York Times, ông đã kể lại kinh nghiệm và bài học của mình từ khi mới đầu tư đến thời điểm đại dịch bùng phát:

James B. Stewart đã có 40 năm đầu tư chứng khoán.

Sáng thứ năm ngày 19/3, bốn tuần sau khi Covid-19 quét qua Mỹ, Dow Jones mất 700 điểm ngay khi mở cửa. Phiên trước đó, nó đã giảm về dưới mốc 20.000 điểm. Chỉ số này đã mất 30% trong một tháng - mạnh nhất lịch sử, thậm chí còn tệ hơn hồi Đại Suy thoái.

Mức giảm thật kinh khủng. Tuy nhiên, tôi biết rằng đây là thời điểm để mua vào, theo quy tắc mà tôi đã tích luỹ qua nhiều thập kỷ đầu tư. Nhưng khi mở máy và đăng nhập vào tài khoản của mình, cái đầu tiên tôi nhìn thấy là giá trị danh mục hiện tại.

Sống trong một căn nhà ở vùng nông thôn New York, đã nhiều ngày qua tôi không vào tài khoản. Giờ tôi chẳng muốn nhìn thấy nó nữa.

Tôi quyết định tốt hơn hết là đi xem dự báo thời tiết. Cũng còn nhiều email phải đọc nữa. Nhưng một tiếng trôi qua, tôi chẳng làm gì cả. Tôi thấy toàn thân mình tê liệt.

Tôi đã đầu tư cổ phiếu gần 40 năm, đã vượt qua và thậm chí giàu lên sau 4 lần thị trường sập. Đáng lẽ, tôi phải chuẩn bị tốt cho lần này rồi. Tuy nhiên, nhìn lại vài tuần qua, tôi nhận ra mình đã vi phạm hầu hết các quy tắc đã được kiểm chứng của chính mình. Khi cuộc sống thường ngày bị đảo lộn, tôi mắc kẹt giữa tâm lý lạc quan và tuyệt vọng. Tôi đã để cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định của mình.

Kinh nghiệm đầu đời

Mùa hè năm 1982, với sự ủng hộ của cha, tôi lần đầu tiên đầu tư vào một quỹ tương hỗ ngay khi tiết kiệm đủ tiền. Hóa ra, 1982 là một năm tuyệt vời. Nhiều năm sau, thị trường tăng đều. Tôi thích tìm kiếm kết quả quỹ tương hỗ của mình trong các bản tin chứng khoán. Trong 5 năm tiếp theo, thị trường tăng gấp 3 lần.

Ngày 19/10/1987, tôi đến thăm anh trai đang học ở Pháp. Khi rời khách sạn ở Strasbourg sáng hôm sau, tôi chợt nhìn thấy trên trang nhất một tờ báo là dòng tít Dow Jones mất 23 gì đó. Tôi thắc mắc khi tin về thị trường chứng khoán Mỹ lại được đăng trên báo Pháp. Ghé mắt nhìn kỹ hơn, tôi thấy số 23%.

Dow đã mất 508 điểm trong một ngày - mức giảm tồi tệ nhất khi đó.

Các nhà môi giới hoảng tại tại Sàn New York ngày 19/10/1987. Ảnh: AP

Tôi cảm thấy cần phải cứu vãn những gì còn lại của khoản tiết kiệm bằng cách đặt lệnh bán. Nhưng tôi đang ở quá xa và không cách nào là phải tiếp tục ôm. Khi trở lại Mỹ, thị trường ổn định lại. Nhưng trong một lần lao dốc sau đó, tôi đã bán toàn bộ khoản đầu tư của mình. Đến tháng 9/1989, thị trường phục hồi hoàn toàn. Tôi chờ đợi trong vô vọng để có thời cơ tốt rót tiền.

Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ giao dịch trong hoảng loạn. Tôi đưa ra một quy tắc: không bao giờ bán vào ngày giảm điểm và không bao giờ mua vào ngày tăng điểm. Quy tắc này giúp tôi thành công trong thập kỷ tiếp theo, khi thị trường tăng trưởng kỷ lục, nhờ sự bùng nổ công nghệ.

Dần dần, tôi hoàn thiện thêm chiến lược của mình. Theo đó, tôi sẽ mua vào mỗi lần thị trường điều chỉnh (giảm 10% so với đỉnh gần nhất). Rồi tôi lại tiếp tục mua thêm mỗi lần giảm 10% sau đó. Bằng cách này, tôi sẽ không bao giờ phải mua ở giá đỉnh.

Kiếm lời năm 2008

Tôi đã áp dụng quy tắc này vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tháng 10 năm đó, khi thị trường đua nhau bán tháo và những người khác khoe khoang rằng mình đã đoán trước điều này để rút chân, tôi tự tin nói mình đang mua vào.

Tất nhiên, giai đoạn đầu cũng không hoàn hảo, vì thị trường có đến 5 lần giảm 10%, với lần cuối là vào tháng 3/2009. Tôi khá ngớ ngẩn khi mua vào trong lần điều chỉnh đầu tiên, vì thị trường sau đó còn giảm thêm 40%. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn thu lời từ những lần mua đầu đó, vì thị trường sau này tăng kỷ lục.

Năm 2009, tôi chẳng phải lo lắng chuyện tham gia lại thị trường. Vì tôi đã ở đó rồi.

Tự tin với Covid-19

Kể từ đó, thị trường chỉ có thêm 5 lần điều chỉnh. Mỗi lần là một cơ hội mua vào cho tôi. Lần giảm 10% cuối cùng là cuối năm 2018. Sau đó, khi tài khoản dần phình lên, tôi tự hỏi bao giờ thị trường mới bán tháo để có thêm cơ hội béo bở nữa. Tôi dần trở nên mất kiên nhẫn. Đến ngày 19/2/2020, S&P 500 thậm chí đóng cửa ở mức cao kỷ lục.

Khi đó, không ai nghĩ đến việc thị trường rơi vào vùng giá xuống, hay Mỹ tiến gần đến suy thoái, dù cổ phiếu đang được định giá cao kỷ lục và Covid-19 bắt đầu lan rộng.

Rồi chỉ một tuần sau, thị trường bắt đầu giảm. Ban đầu chậm, rồi từ từ tăng tốc. Đến ngày 25/2, S&P 500 giảm 7,6% so với đỉnh gần nhất.

Đường phố vắng vẻ ở Via Manzoni (Milan, Italy) vì đại dịch. Ảnh: NYT

Từ góc độ tài chính, tôi không lo lắng về virus. Dịch đã chững lại ở Trung Quốc. Có một vài trường hợp ở Mỹ, hầu hết trong một viện dưỡng lão ở Washington. Mọi người đều nói rằng nước Mỹ có hệ thống chăm sóc y tế tốt hơn, chất lượng không khí tốt hơn và phương tiện hiệu quả hơn để ngăn chặn lây lan so với Trung Quốc.

Là một nhà đầu tư, tôi đã sống qua nhiều dịch bệnh do virus gây ra. SARS, MERS, tả lợn châu Phi, Ebola đều không có tác động rõ rệt đối với chứng khoán Mỹ. Ngay cả đại dịch AIDS tàn khốc cũng ít ảnh hưởng.

Vì vậy, ngày 25/2, tôi đổ tiền vào một quỹ đầu tư theo chỉ số, bỏ qua quy tắc chỉ mua khi thị trường điều chỉnh, do quá háo hức muốn tận dụng cơ hội thoáng qua. Tuy nhiên, cổ phiếu hôm sau giảm thêm một chút. Đến 27/2, S&P giảm gần 5%.

Sau đó, mức điều chỉnh lớn nhất được ghi nhận là giảm 12% so với mức đỉnh tuần trước, trong lúc Covid-19 đã lan rộng toàn cầu, gồm cả Mỹ. Tôi nhận ra rằng mình nên chờ đợi. Tôi cảm thấy ngu ngốc và tội lỗi vì vi phạm quy tắc của tôi. Tôi thề sẽ không làm điều đó một lần nữa.

Điều tồi tệ đến

Vào thứ hai tuần sau đó, S&P tăng gần 5% nhờ tin đồn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp hạ lãi suất. Nhưng đà tăng rất ngắn ngủi. Đến cuối tuần, S&P đã xóa sạch mức tăng đạt được đầu tuần. Dù lo lắng, tôi lại không phải là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Tôi cho rằng cổ phiếu đã định giá rủi ro rồi. Những gì tôi đã biết là thị trường đang điều chỉnh sâu và cần mua thêm.

Tôi có thể còn mua vào sớm hơn, nhưng quyết định tuân thủ đúng quy tắc xưa nay của mình. Nhưng vào thời điểm bất ổn tăng vọt trên nhiều khía cạnh, tôi cảm thấy như mình đang chịu trách nhiệm cho số phận của bản thân vậy. Ban đầu, tôi cảm thấy khá tốt như thể đang chớp được cơ hội. Nhưng cuối cùng lại thành ra lo lắng không yên.

Cuối tuần đầu tiên của tháng 3, tin tức đại dịch ở Italy dồn dập. Những gì dường như là mối đe dọa xa xôi giờ đã có vẻ đến rất gần. Tình hình còn tệ hơn khi Nga và Saudi Arabia quyết định lao vào cuộc chiến giá dầu trong lúc nhu cầu đang giảm mạnh. Giá dầu rơi tự do làm ngành năng lượng khốn đốn.

Tôi dự đoán thị trường sẽ có một ngày thứ hai tồi tệ, nhưng nó thậm chí còn tệ hơn tôi hình dung. S&P đã đóng cửa ngày hôm đó (9/3) với mức giảm 7% - lớn nhất kể từ "Thứ hai Đen tối" năm 1987.

Tôi bị sốc. Cổ phiếu đã giảm nhiều hơn so với mức trung bình của thị trường Mỹ. Quỹ chỉ số chứng khoán quốc tế của tôi đã giảm 20% so với mức đỉnh tháng 2 và quỹ thị trường mới nổi đã mất một phần tư giá trị.

Tôi nghĩ lại về trải nghiệm của mình 33 năm trước, về cảm giác hoảng hốt ở Strasbourg. Tôi cố nhắc nhở bản thân rằng sự biến động là ngắn hạn, quỹ đạo dài hạn của thị trường là luôn luôn tăng. Khi thị trường đi xuống, đó là lúc mua thêm cổ phiếu.

Chỉ số DJIA giảm 10% phiên 12/3 trên sàn New York. Ảnh: Reuters

Vào thứ năm (12/3), sau khi Tổng thống Trump cấm hầu hết các chuyến bay giữa Mỹ và châu Âu, còn các nền kinh tế trên thế giới bắt đầu đóng cửa, cuộc "tàn sát" trên thị trường chứng khoán thậm chí còn tồi tệ hơn thứ hai. S&P mất 10%, khiến mức giảm so với đỉnh lên 27%.

Theo quy tắc của riêng tôi, đó là thời điểm để mua vào. Nhưng tôi không còn nhận ra nữa. Tôi đang bận hủy một kỳ nghỉ vào tuần tới ở Quần đảo Virgin. Tôi bắt đầu suy nghĩ về viễn cảnh cô lập của chính mình, điều mà thậm chí vài ngày trước đó dường như không thể tưởng tượng được.

Tồi tệ hơn, một người bạn ở Tây Ban Nha 40 tuổi khỏe mạnh mà tôi vừa đến thăm vào tháng 11/2019, đã bị bệnh nặng vì Covid-19. Anh ta hôn mê trong bệnh viện Madrid. Tôi lo lắng về sự lây lan của dịch bệnh, không còn tâm trí nghĩ về thị trường chứng khoán hoặc tài sản đang giảm nhanh chóng của mình.

Biến động kỷ lục

Vài ngày sau, thêm 2 người bạn của tôi nhiễm bệnh. Chiến lược giao dịch của tôi không cứng nhắc, mà dựa trên sự hợp lý. Vài ngày sau, khi đang đi bộ dọc một con đường quê, tôi nghĩ mình đã hết lý do để "án binh bất động". Tôi biết rằng nên mua tiếp khi S&P vẫn đang thấp hơn 20% so với đỉnh gần nhất.

Nhưng thị trường biến động hơn những gì tôi đã từng trải qua. S&P ghi nhận thêm một kỷ lục mới - chuỗi 7 ngày liên tục biến động từ 4% trở lên.

Thứ sáu ngày 13/3, thị trường chứng khoán tăng điểm vào cuối phiên, khi ông Trump hứa sẽ có các biện pháp mới để ngăn chặn dịch bệnh và thúc đẩy nền kinh tế. S&P 500 đóng cửa gần như chính xác ở mức dưới đỉnh 20%. Tôi vẫn không làm gì cả.

Biến động mạnh vẫn tiếp tục. Vào thứ hai sau đó, thị trường sụp đổ, xóa bỏ tất cả mức tăng của ngày 13/3. Dow Jones giảm xuống dưới mốc 20.000 lần đầu tiên sau ba năm. Thị trường đã giảm 30% và đó là thời điểm để mua vào. Nhưng tôi vẫn không hành động.

Ngày hôm sau, thị trường chứng khoán quay đầu tăng. Tôi cảm thấy bị cám dỗ với ý nghĩ mua vào, bởi ám ảnh rằng điều tồi tệ nhất có thể đã đi qua. Tôi lo lắng mình đã bỏ lỡ cơ hội bắt đáy và một lần nữa thất bại với chiến lược của bản thân. Nhưng cơ hội ở mốc giảm 30% so với đỉnh gần nhất không còn, và tôi tự nhắc lại quy tắc không mua trong ngày tăng.

Hôm sau, nhiều tin tốt xuất hiện, nhất là dịch ở Trung Quốc đã lắng xuống. Tuy nhiên, thị trường vẫn đỏ trong phiên sáng, một lần nữa kích hoạt mục tiêu mua ở mốc 30% của tôi. Lần này, sau một lúc do dự, tôi hành động.

Tôi không hưng phấn, nhưng cảm thấy tốt hơn những ngày qua. Tôi đã tập trung sự can đảm để đối mặt với sự thật. Tôi đã hành động theo kế hoạch. Sự tự tin của tôi vẫn duy trì qua ngày hôm sau, với một phiên giảm điểm nữa.

Tâm lý dao động

Tôi kể lại cuộc đấu tranh nội tâm về chuyện đầu tư gần đây cho Frank Murtha, một lãnh đạo tại hãng tư vấn MarketPysch kiêm chuyên gia về tài chính hành vi. Ông nói trường hợp của tôi không bất thường, ngay cả trong các nhà đầu tư dày dạn.

Ông ấy giải thích sự miễn cưỡng xem xét danh mục đầu tư những ngày qua là tâm lý phổ biến. "Thấy mình mất tiền tất nhiên là đau đớn", Frank Murtha nói. "Nó không chỉ là việc bạn nghèo hơn, mà bạn còn thấy xấu hổ, dại dột, như làm hỏng việc vậy. Một trong những điều khó khăn nhất là tách riêng chuyện tiền nong ra khỏi bản ngã của mình", ông nói.

Frank Murtha tiếp can đảm cho tôi đối mặt cảm xúc mua vào. "Không có gì làm giảm sự lo lắng hơn là hành động. Bạn có thể thực hiện những hành động nhỏ, giải quyết nhu cầu cảm xúc mà không khiến tài chính của mình gặp rủi ro không đáng có", ông khuyên.

Vị chuyên gia nói với tôi, cổ phiếu là một trong số ít tài sản mà người ta sẽ cảm thấy khó chấp nhận mua hơn khi nó rẻ hơn. Bởi lẽ, mọi quyết định mua nó đều gắn với những yếu tố tiêu cực. Chính Frank Murtha cũng từng sợ hãi vào năm 2009.

Ít nhất tôi cũng đã không phạm lỗi nghiêm trọng nhất mà ông ta cảnh báo, đó là bán tháo khi thị trường giảm mạnh, vì đó là lúc mọi người sẽ thực sự bị tổn thương. "Sau khi bán ra, đòn bẩy cảm xúc sẽ chống lại bạn. Nếu thị trường giảm hơn nữa, nó sẽ tô đậm nỗi sợ hãi của bạn. Nếu nó tăng trở lại, bạn sẽ không muốn mua sau khi vừa bán. Sau đó, tâm lý sẽ càng tệ hơn. Mọi người không nhận ra sẽ khó khăn thế nào để lấy lại tâm lý", Frank Murtha giải thích.

Chưa thể phấn chấn

Không có gì tôi từng trải qua đủ để giúp tôi sẵn sàng cho tốc độ sụp đổ của thị trường ngày nay. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/2000, thị trường ở trong vùng giá xuống đến tháng 10/2002, tức hai năm rưỡi. Thị trường giá xuống gần đây nhất bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài 17 tháng. Không ai biết lần này sẽ kéo dài bao lâu.

Tôi tự nhủ: Ở lần rơi vào vùng giá xuống gần nhất, S&P chưa bao giờ giảm hơn 50% so với mức đỉnh 2007. Trong Đại suy thoái - thị trường giá xuống tệ nhất từ trước đến nay, S&P giảm 86%. Nhưng có lẽ nó không bao giờ chạm mốc 0. Và sau những đợt giảm giá mạnh đó, thị trường không những phục hồi mà cuối cùng còn đạt mức tăng kỷ lục.

Tuần này tôi nhận được một số tin tốt. Bạn tôi ở Tây Ban Nha tỉnh lại từ hôn mê. Các bác sĩ nói rằng ông ấy sẽ phục hồi chậm, nhưng họ vẫn lạc quan. Vào thứ ba (24/3), thị trường tăng vọt, tiếp nối là hai phiên tăng nữa.

Tuy nhiên, tôi không cảm thấy phấn chấn. Kinh nghiệm của tôi cho thấy sẽ có những phiên tăng mạnh giữa lúc thị trường đang có xu hướng giảm tệ nhất. Bây giờ, mục tiêu tiếp theo của tôi là mua vào khi S&P giảm 40% so với mức đỉnh.

Phiên An (theo The New York Times)

Quân đội khử khuẩn Bệnh viện Bạch Mai

10 xe đặc chủng khử trùng Bệnh viện Bạch Mai
 
 
10 xe đặc chủng khử trùng Bệnh viện Bạch Mai

10 xe đặc chủng khử khuẩn bệnh viện Bạch Mai. Video: Văn Lộc

19h, 10 xe đặc chủng của binh chủng với gần 100 chiến sĩ thuộc Trung tâm ứng cứu sự cố hoá chất, phóng xạ hạt nhân đã phun khử khuẩn Bệnh viện Bạch Mai, bắt đầu từ cổng chính tại số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa.

Xe đặc chủng của Binh chủng hóa học phun khử khuẩn tại bệnh viện Bạch Mai tối 28/3. Ảnh: Giang Huy

Xe đặc chủng của Binh chủng Hóa học phun khử khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai vào tối 28/3. Ảnh: Giang Huy

Trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường, đại tá Phạm Xuân Hưng, Phó Tư lệnh Binh chủng hóa học cho hay, ngay khi nhận lệnh trưa 28/3, đơn vị đã cử trinh sát tổ chức thực địa và xây dựng phương án.

"Chúng tôi xác định luôn sẵn sàng đi vào tâm dịch để tiêu tẩy môi trường. Đây là dịch công chứng khu vực có nhiều nguy cơ, vì vậy chúng tôi luôn phải chú ý giữ an toàn cho cán bộ chiến sĩ, đảm bảo không mang mầm bệnh ra bên ngoài", đại tá Hưng nói.

Từ đầu mùa dịch Binh chủng Hóa học đã tẩy trùng phố Trúc Bạch, Sở Chỉ huy Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ. Với Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị đã chuẩn bị thêm khí tài để có thể phun diện rộng và cao hơn.

Sáng 28/3, Bộ Y tế đã quyết định cách ly toàn bộ Bệnh viện Bạch Mai, không cho phép người vào hay ra sau khi ghi nhận 8 ca dương tính nCoV liên quan khu vực này. Bạch Mai cũng tạm dừng đón tiếp bệnh nhân, toàn bộ gần 1.000 bệnh nhân đang điều trị tại đây cũng không được xuất viện về cộng đồng cho đến khi xét nghiệm âm tính.

UBND Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ Tư lệnh Hóa học hỗ trợ phun khử khuẩn toàn bộ bệnh viện; đồng thời đề nghị bệnh viện xét nghiệm toàn bộ nhân viên, cán bộ y tế và người bệnh. Các đơn vị thông báo ngay cho người dân đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 14 ngày qua để họ tự cách ly y tế và theo dõi sức khỏe, thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế khi có biểu hiện nghi mắc bệnh.

Đến chiều 28/3, Bộ Y tế ghi nhận thêm 3 ca Covid-19 liên quan Bệnh viện Bạch Mai, nâng tổng lên 11 người. Việt Nam ghi nhận 174 ca Covid-19, trong đó 28 người khỏi bệnh gồm 21 người đã ra viện và 7 trường hợp sẽ xuất viện ngày 29-30/3. Hà Nội là địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh nhất với 61 ca.

Tất Định - Giang Huy - Hoàng Thùy

Nguy cơ Covid-19 ở New York tệ hơn Vũ Hán

Nếu tốc độ tăng ca nhiễm nCoV mới như hiện nay vẫn tiếp diễn, New York sẽ phải hứng chịu đợt dịch nghiêm trọng hơn nhiều so với Vũ Hán, Trung Quốc hay vùng Lombardy của Italy, theo giới chuyên gia.

Đà tăng hiện tại có thể thay đổi nhờ các biện pháp chống dịch như cách biệt cộng đồng hoặc khoanh vùng, hạn chế lây nhiễm. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy thành phố New York vẫn chưa đạt được thành công trong phòng chống dịch vào cùng thời điểm với Vũ Hán và Lombardy. Điều đáng lo hơn là nhiều thành phố lớn khác tại Mỹ cũng đang đi theo quỹ đạo của New York.

Tờ New York Times của Mỹ đưa ra 4 cách tính quy mô bùng phát dịch tại các thành phố lớn, cũng như cảnh báo nguy cơ vỡ trận nếu các biện pháp kiểm soát không mang lại dịch công chứng hiệu quả.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP .

Trong giai đoạn đầu, quy mô dân số không có nhiều ý nghĩa khi một bệnh nhân thường chỉ lây cho vài người, bất kể là họ sống trong một thị trấn 100.000 dân hay đô thị 10 triệu người. Khi bệnh dịch bắt đầu lây lan, số ca nhiễm trên đầu người cho thấy mức độ phát tán của nCoV trong cộng đồng dân cư, cũng như nguy cơ quá tải của hệ thống y tế địa phương.

Vũ Hán hiện ghi nhận gần 51.000 người nhiễm trong tổng số hơn 11 triệu cư dân, đạt tỷ lệ 4,59 ca/1.000 dân. Tỷ lệ ca nhiễm trên 1.000 người của vùng Lombardy là khoảng 3,48. Bang New York có dân số cao gấp đôi Vũ Hán và tới nay đã báo cáo hơn 43.000 ca nhiễm nCoV, đạt tỷ lệ 2,15 ca/1.000 dân.

Con số người nhiễm được xác nhận cũng không phản ánh chính xác mức độ lây trong cộng đồng, do năng lực xét nghiệm hạn chế có thể bỏ lọt nhiều người mắc Covid-19 nhưng chưa có triệu chứng. Sự khác biệt trong tốc độ xét nghiệm giữa các vùng cùng gây khó khăn khi so sánh thống kê.

Tỷ lệ tử vong trên đầu người có thể là phép đối chiếu trực tiếp hơn, do nó bỏ qua nhiều biến số trong xét nghiệm. Khác biệt trong quy trình xét nghiệm ít ảnh hưởng tới phương pháp này, vì những bệnh nhân ốm nặng nhất ở Mỹ thường được xét nghiệm nCoV.

Lombardy là khu vực có tỷ lệ tử vong cao nhất với 0,48 người chết/1.000 dân, tỷ lệ này ở Vũ Hán là 0,23. New York có tỷ lệ tương đồng với phần lớn đô thị tại Mỹ, ở mức 0,02-0,03 ca tử vong/1.000 dân.

Dù vậy, phương pháp này cũng có một số hạn chế, chủ yếu do tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe bệnh nhân, cũng như nguồn lực y tế địa phương. Mức tử vong có thể rất cao ở những nơi nCoV lây lan trong nhà dưỡng lão, dù nó không phát tán nhiều ra cộng đồng.

Phần lớn bệnh nhân Covid-19 qua đời sau vài tuần, khiến số người chết cũng không phản ánh chính xác quy mô đại địch đang bùng phát nhanh.

Tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian sẽ giúp đánh giá nguy cơ bùng phát đại dịch, do nó không chỉ thống kê số người nhiễm mà còn thể hiện tốc độ tăng ca bệnh, từ đó cho thấy tình hình vùng dịch đang tốt lên hay xấu đi.

Mức tăng 40% trên đồ thị cho thấy tổng số ca nhiễm tăng 40% sau một ngày, trong khi 100% tương đương số người mắc Covid-19 tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ. Các quan chức y tế liên tục đề cập biện pháp "cách biệt cộng đồng" để "làm phẳng đường cong", tức đưa đồ thị này dần tới mức 0.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT .

New York hiện vẫn chứng kiến tốc độ tăng hơn 30%, cho thấy dịch bệnh vẫn đang lây lan nhanh và chưa được kiểm soát, trong khi Vũ Hán đã giảm về mức 0%. Một số thành phố như Baton Rouge báo cáo tốc độ tăng cao nhưng số người nhiễm nCoV vẫn thấp, tức là họ vẫn còn cơ hội làm phẳng đồ thị trước khi Covid-19 bùng phát.

Tốc độ tăng theo số ca bệnh được tính theo số trường hợp dương tính nCoV tại một khu vực nhất định. Nó cho thấy liệu một cộng đồng có thể hãm đà tăng trước khi có quá nhiều người nhiễm, hay "làm phẳng đường cong" được hay không.

Thống kê cho thấy tình hình ở New York chưa có dấu hiệu khả quan. Tốc độ tăng sẽ cao hơn rất nhiều so với Vũ Hán hay Lombardy khi số người nhiễm ở các vùng này tương đương nhau. Nhiều đô thị như Detroit và New Orleans cũng có thể bùng phát dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó, Seattle và San Francisco lại đạt nhiều tiến triển trong nỗ lực kiểm soát.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT .

Đồ họa này cũng hạn chế nhầm lẫn khi cho rằng một thành phố đang thành công khi duy trì đà tăng chậm vào giai đoạn đầu. Nhiều cách tính dựa trên tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian, khiến mọi người lầm tưởng rằng những địa phương bùng phát dịch nhanh chóng đang là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Tuy nhiên, cộng đồng có tốc độ tăng ca bệnh cao với số người nhiễm lớn mới là nơi gặp vấn đề nghiêm trọng, bất kể là khi Covid-19 bùng phát sau 10 hay 100 ngày kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên.

Mỹ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 104.000 ca nhiễm nCoV, hơn 1.700 người chết và hơn 2.500 trường hợp bình phục. New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm và trên 500 bệnh nhân tử vong trên toàn quốc.

Vũ Anh (Theo New York Times )

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Con trai 10 tuổi cứ mùa hè đến là sợ, nghe tiếng sét là khiếp đảm, biết nguyên nhân, bố mẹ ôm nhau khóc nức nở

Cậu bé sợ tiếng sét

Cậu bé Quan Thần 10 tuổi mắc chứng tự kỷ, lúc đi học hay ở nhà, cậu đều cúi đầu, lầm lũi bước đi, không nói không rằng, ánh mắt không bao giờ dám nhìn thẳng vào người khác, đêm nào cũng sợ hãi cuộn tròn mình lại, vã mồ hôi và thường xuyên cảm thấy sẽ có tiếng sét nổ vang trời.

Quan Thần rất sợ mùa hè đến, bởi mùa hè thường có nhiều sấm sét. Cứ đến mùa hè là dù ngồi trong phòng nhưng cậu bé vẫn cảm thấy bất an, bịt chặt tai, che kín mặt.

Bố mẹ cậu bé làm kinh doanh nhỏ, đối diện với thực tế xảy ra với con, họ quyết định không kinh doanh nữa, ngày ngày ở bên cạnh con, giúp con vượt qua từng đêm mưa có sấm sét.

Vậy nhưng Quan Thần luôn cố chấp khóa chặt cửa, nhốt mình trong thế giới riêng khiến bố mẹ không khỏi lo lắng, thấp thỏm.

Trước tình huống này, họ đành phải mời bác sĩ tâm lý điều trị cho con, giúp đánh thức thế giới tâm hồn đang rất trầm uất của cậu.

Con trai 10 tuổi cứ mùa hè đến là sợ, nghe tiếng sét là khiếp đảm, biết nguyên nhân, bố mẹ ôm nhau khóc nức nở - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Kết luận của bác sĩ

Qua quan sát, bác sĩ tâm lý phát hiện ra rằng Quan Thần vẫn là một đứa trẻ thích khóa mình trong phòng và biểu diễn một mình. Cậu xem xong một bộ phim điện ảnh và chiến tranh, sau đó vào vai anh hùng.

Vị bác sĩ bất giác nghĩ, lẽ nào trong lòng cậu bé luôn tiềm ẩn một giấc mơ được biểu diễn? Diễn viên dùng cơ thể và những biểu đạt về cảm xúc để "ngụy trang" một vai diễn, lẽ nào Quan Thần đang "ngụy trang" để tránh một thứ gì đó mà mình khát khao nhất?

Và chuyện kỳ lạ hơn nữa đã xảy ra. Trong một đêm mưa gió sấm sét bão bùng, bác sĩ tâm lý yêu cầu Quan Thần đến nhà ông để điều trị. Trong tiếng sấm sét đùng đùng, cậu bé không đem theo ô mà cứ thế ngẩng cao đầu, nhìn lên bầu trời hét thật to: "Sét à, tao không sợ mày!"

Bố cậu bé luôn lặng lẽ theo sau con trai vội vã che ô cho con, Quan Thần đẩy bố ra, một mình đi xuyên qua nửa thành phố để đến nhà bác sĩ.

Từ việc này, bác sĩ rút ra kết luận, Quan Thần thực ra không sợ tiếng sét. Vậy suy cho cùng, cậu bé này đang "ngụy trang" và tránh cái gì?

Ông quyết định nói chuyện với bố mẹ cậu, để từ đó mở ra cánh cửa tâm hồn bí hiểm nhất của Quan Thần.

Qua nói chuyện, ông mới biết khi Quan Thần còn nhỏ, bố mẹ cậu bé thường vì những chuyện vặt vãnh mà cãi vã, không khí trong gia đình luôn căng thẳng khiến con trẻ có một tuổi thơ phải sống trong sợ hãi.

Con trai 10 tuổi cứ mùa hè đến là sợ, nghe tiếng sét là khiếp đảm, biết nguyên nhân, bố mẹ ôm nhau khóc nức nở - Ảnh 3.

Mẹ cậu bé cũng chia sẻ lúc mang thai con, vợ chồng cô cũng cãi nhau nhiều lần, vì thế mà cảm xúc dễ bị kích động, em bé trong bụng cử động liên tục, bàn chân nhỏ đạp liên tục như thể đang "phản đối".

Lần này, bác sĩ tâm lý một lần nữa rút ra kết luận, cậu dịch công chứng bé Quan Thần thời kỳ còn nằm trong bụng mẹ đã phải trải qua một quá trình bất an và sợ hãi, điều này tác động lên tâm lý cậu bé và tiếng sét chính là ngòi nổ kích hoạt sự sợ hãi trong lòng Quan Thần, khiến cậu bé muốn tháo chạy.

Bố mẹ Quan Thần ôm nhau khóc. Thì ra chính họ đã hủy hoại cuộc đời con trai. Họ quyết tâm thay đổi, không được phép cãi nhau nữa mà dùng tình yêu vừa thức tỉnh để ôm ấp, vỗ về đứa con luôn thiếu cảm giác an toàn của mình.

Con trai 10 tuổi cứ mùa hè đến là sợ, nghe tiếng sét là khiếp đảm, biết nguyên nhân, bố mẹ ôm nhau khóc nức nở - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Kết hợp với việc điều trị của bác sĩ, cánh cửa hướng ra thế giới bên ngoài của cậu bé Quan Thần dần dần mở ra. Bác sĩ đã để cậu bé dùng chính tay mình gạt bỏ "mây đen", giúp cậu cảm thấy tiếng sét phía sau mây đen thực sự không đáng sợ.

Mùa hè đến, cậu bé có thể tự mình đi học, dù mỗi bước đi vẫn rất thận và nhìn ngó khắp nơi. Cậu bé cũng đã dám nhìn thắng vào mắt bố mẹ, mặc dù lúc ánh mắt chạm nhau, cậu vẫn cảm thấy một chút bất an và rụt rè.

Tại sân khấu của một chương trình truyền hình, ekip phụ trách mảng âm thanh phát ra một tràng tiếng sét đánh, Quan Thần được bác sĩ tâm lý cổ vũ đã từng bước, từng bước bước qua, ấn vào phím âm thanh, tắt tiếng sét đó đi.

Bố mẹ cậu bé ở đó, hạnh phúc đến rơi nước mắt: "Con trai ngoan, cố lên! Quan Thần quay người lại, đón nhận ánh mặt và nụ cười từ bố mẹ.

Lời bình

Các bậc cha mẹ trên thế giới này, khi các bạn dùng tình yêu để gieo một hạt mầm sinh mệnh, hãy dùng tình yêu để nuôi dưỡng hạt mầm đó, giúp nó đâm chồi nảy lộc và lớn lên trong sự vui vẻ, bình an!

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch?

Nước có nhiều ca nhiễm bệnh nhất thế giới

Trung Quốc - nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên - từng là nước giữ vị trí này. Kế sau Trung Quốc là Italy, với 80.589 ca dương tính theo số liệu cuối ngày 26/3. Tuy nhiên, sáng ngày 27/3, Mỹ đã chiếm vị trí dẫn đầu với 82.404 trường hợp mắc COVID-19, và con số này sẽ không dừng lại tại đây.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 1.

Cuối tháng 2, Trung Quốc có hơn 80.000 ca bệnh và dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Italy. Trong khi đó, tình hình tại Mỹ dường như vẫn ổn - ít nhất là về mặt số liệu. Ngày 20/2, Mỹ thông báo chỉ có 15 trường hợp và đều liên quan tới người di chuyển từ vùng dịch về.

Nhưng một khi các quan chức bắt đầu xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, số lượng người nhiễm càng ngày càng tăng. Ngày 1/3, chỉ có 75 ca. Ngày 7/3, 435 ca. Ngày 14/3, 770 ca. Ngày 21/3, con số là 24.192. Ngày 27/3, 82.404 trường hợp - và con số này sẽ tiếp tục tăng trong nhiều tuần tới.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 2.

Ảnh: Jeremy Hogan/Echoes Wire/Barcroft Media

Tại sao mọi chuyện lại thay đổi nhanh như vậy? Có thể thấy câu trả lời là virus đã âm thầm lây lan trong khi người Mỹ không đề phòng. Hồi tháng 2, quan chức chính phủ, truyền thông, và thậm chí một số chuyên gia vẫn đảm bảo rằng không có gì phải sợ cho tới khi nó trở thành vấn đề đủ lớn để quan tâm. Tuy nhiên, tới nay, virus corona đã trở thành vấn đề quá lớn để có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tổng thống Trump cũng hứng chịu nhiều chỉ trích khi cắt giảm nhân sự, nguồn lực và các cơ quan cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh. Theo Vox, ông Trump đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch về COVID-19 như đã làm với nhiều vụ bê bối trước đó.

Khi chính phủ Mỹ thờ ơ với dịch bệnh và có dấu hiệu từ các nước khác cho thấy đại dịch đã rất gần kề Mỹ, rất ít người dám nói thẳng. Những người làm như vậy đều bị cho là thổi phồng vấn đề. Hầu hết người Mỹ lắng nghe lời trấn an của chuyên viên y tế và nghĩ rằng con số lây nhiễm thấp phản ánh thực tế.

Trong lúc đó, virus vẫn tiếp tục lây lan.

Hiện tại, Mỹ đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Câu hỏi hiện tại là: Mọi thứ đã quá muộn hay chưa?

Số ca dương tính nhiều nhất thế giới: Ý nghĩa thực sự là gì?

Mỹ có số ca dương tính với COVID-19 nhiều hơn bất kì nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Vấn đề đầu tiên, có thể Mỹ vẫn đang chưa làm đủ xét nghiệm (những người có triệu chứng nhẹ thường được yêu cầu tự cách ly ở nhà và không làm xét nghiệm), vấn đề này tại những quốc gia khác có thể còn nghiêm trọng hơn. Một số chuyên gia cho rằng, một số quốc gia như Iran, Ấn Độ và Indonesia hiện chưa thể tìm ra được tất cả người dương tính với COVID-19 vì vấn đề dân số đông, hệ thống y tế chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của người khám bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 3.

Ảnh: John Moore/Getty Images

Một vấn đề khác là dân số. Mỹ hiện tại là quốc gia có dân số đông thứ 3 thế giới. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ người nhiễm bệnh trên dân số vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Ví dụ, tại Italy, cứ 750 người dân lại có 1 người nhiễm. Ở Mỹ, tỉ lệ là 4.000 người dân có 1 người nhiễm. Chỉ số này có thể phản ánh rõ ràng hơn về tình trạng y tế ở một quốc gia và ảnh hưởng của virus tới nước đó.

Vậy nên, có thể thấy, Mỹ có số ca dương tính cao nhất thế giới vì có đông dân, virus lây lan mạnh và năng lực xét nghiệm trên diện rộng. Mỹ cần phải xử lí tình hình một cách nghiêm túc.

Virus corona đã xâm nhập Biên phiên dịch nước Mỹ như thế nào?

Hồi tháng 1, Trung Quốc đã phong tỏa đất nước khi bệnh viện và các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Vũ Hán bị quá tải do bệnh nhân nhiễm COVID-19. Mỹ đã phản ứng bằng cách cấm tất cả những công dân nước ngoài từng tới Trung Quốc để hạn chế dịch. Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nói: "Việc này đã giúp trì hoãn lượng người bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian và giúp Mỹ có thêm thời gian chuẩn bị".

"Tuy nhiên, cách chính phủ phản ứng lại khiến mọi thứ diễn biến xấu đi".

Ban đầu, bệnh nhân phải đáp ứng một số tiêu chuẩn được đặt ra trước khi được xét nghiệm. Ví dụ, người này phải từng tới Trung Quốc trong khoảng thời gian gần đây hoặc tiếp cận với một người được xác định dương tính.

Tức là, nếu người này nhiễm virus corona khi ở Hàn Quốc, Iran, Italy hoặc bất kì quốc gia nào khác có dịch bệnh, họ sẽ không được xét nghiệm. Nếu họ lây cho người khác, thì người đó cũng không được xét nghiệm. Bởi Mỹ cấm người nước ngoài tới từ Trung Quốc và chỉ xét nghiệm hạn chế với những tiêu chuẩn nhất định, do đó không thể phát hiện được liệu virus có đang lây lan tại Mỹ hay không.

Trong khi đó, mọi người vẫn tin tưởng số liệu từ CDC rằng không có ca lây nhiễm chéo tại Mỹ.

Các quan chức cũng trấn an người dân rằng nguy cơ do virus corona gây ra ở Mỹ "ở mức rất thấp" và truyền thông đăng tải các bài viết cho rằng người Mỹ chịu nhiều rủi ro từ cúm hơn là virus corona.

Dựa trên số liệu từ những bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên, một nhà virus học ước tính tới cuối tháng 2, Mỹ đã có hơn 7.000 ca nhiễm bệnh.

Nếu phát hiện được con số này từ sớm, Mỹ đã có thể thực hiện xét nghiệm diện rộng và không cần áp dụng những biện pháp gây tổn hại tới kinh tế mà các quốc gia khác đang áp dụng để ngăn chặn virus, ví dụ như truy dấu những người đã tiếp xúc với các ca dương tính, tăng cường sản xuất khẩu trang và phân phối rộng rãi những trang thiết bị y tế cần thiết.

Thay vào đó, Mỹ lại ứng xử như thể vẫn an toàn trước dịch bệnh và bỏ lỡ thời điểm vàng để ngăn dịch bùng phát.

Những động thái chậm chạp

Tới tháng 3, rõ ràng việc lây nhiễm trong cộng đồng đã diễn ra tại nhiều thành phố ở Mỹ. Nhưng phản ứng với COVID-19 vẫn rất chậm. Tốc độ xét nghiệm vẫn không theo kịp được tốc độ lây nhiễm.

Các bang, hạt và thành phố Mỹ tự phải đưa ra quyết định đóng cửa trường học, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, thúc giục người dân thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách trong xã hội, hoặc phong tỏa khu vực.

Chính quyền các vùng làm việc này mà không có dữ liệu đầy đủ do thiếu kết quả xét nghiệm từ cộng đồng. Italy đã đóng cửa toàn bộ trường học từ ngày 4/3 và đã phong tỏa đất nước khi có ít hơn 10.000 ca; Mỹ đã lần lượt vượt qua mốc 10.000 ca (ngày 19/3), mốc 20.000 ca (ngày 21/3) và mốc 50.000 ca (ngày 24/3) mà không có bất kì thông báo toàn quốc nào về việc hạn chế các hoạt động không cần thiết.

Việc phong tỏa khiến kinh tế gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhưng tính mạng của hàng nghìn công dân Mỹ cũng đáng lo ngại không kém.

Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Bang California đã yêu cầu toàn bộ người dân không rời khỏi nhà. 19 bang khác cũng làm theo. Khi tất cả các biện pháp được thực hiện, hơn một nửa dân số Mỹ sẽ được yêu cầu ở nhà để hạn chế tiếp xúc xã hội.

Tuy vậy, Mỹ đã thực hiện các biện pháp này quá muộn. Hiện tại, những vùng chịu ảnh hưởng nặng từ virus như New York, New Orleans, Atlanta, vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề quá tải giường bệnh.

Những phương án để kết thúc đại dịch

Phương pháp phòng chống dịch của Hàn Quốc có thể sẽ là bài học để Mỹ làm theo. Để làm được việc này, Mỹ sẽ cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt để xác định người bị bệnh, cách ly họ và tất cả những người từng tiếp xúc.

Đây là phương án được WHO khuyến khích dựa trên những gì đã quan sát tại các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 4.

Ông Trump phát biểu về virus corona ngày 25/3. Ảnh: Mandel Ngan/AFP

Tăng cường năng lực chữa trị cũng sẽ mang lại thay đổi tích cực cho cuộc chiến chống lại virus corona. Nhiều loại thuốc hứa hẹn đang được thử nghiệm và nếu một phương pháp điều trị hoàn chỉnh được tìm ra, thế giới sẽ sớm quay lại thời kì như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Cuối cùng, các nhà máy Mỹ có thể tăng cường sản xuất trang thiết bị bảo hộ và máy thở, tăng cường thông tin đến người dân về cách chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng như cải thiện hiệu suất của các bệnh viện.

Hiện tại chưa phải kết thúc, mà trên thực tế, mọi chuyện mới chỉ bắt đầu và chính nước Mỹ sẽ quyết định kết quả của đại dịch lần này.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 5.